KHÁT QUÁT CHUNG VỀ MŨ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Trong lao động hàng ngày, chúng ta luôn phải tiếp xúc với nhiều mối đe dọa nguy hiểm từ môi trường làm việc, những vụ tai nạn lao động liên tiếp xảy ra khiến người lao động cảm thấy lo lắng và hoang mang. Vì vậy trang bị đồ dùng bảo hộ cho người lao động là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Trong đó, mũ bảo hộ lao động là một trong những trang bị không thể thiếu cho bất cứ công nhân, kỹ sư nào làm việc ở công trường xây dựng. Sản phẩm bảo hộ này có công dụng đảm bảo an toàn cho phần đầu khi có vật rơi từ trên cao xuống và cũng là đảm bảo tính mạng cho người sử dụng.

 

  1. Cấu tạo của mũ bảo hộ lao động
  • Phần vỏ mũ

​- Vỏ mũ thường được chế tạo từ nhựa ABS, PP, PE, HDPE hay PVC. Tùy thuộc vào loại vật liệu chế tạo cũng như thương hiệu và tiêu chuẩn đạt được của sản phẩm mà giá thành mũ bảo hộ sẽ khác nhau.

- Thông thường, mũ bảo hộ làm bằng vật liệu nhựa ABS nguyên sinh sẽ có giá thành cao hơn các loại vật liệu khác, do nhựa ABS có nhiều đặc tính cơ học tốt như: Dẻo dai, bền với nhiệt, chịu lực tốt…

  • Phần đai mũ

- Hệ thống 4 đến 6 đai mũ được làm từ vải sợi tổng hợp hoặc dây nhựa loại tốt tùy theo nhà sản xuất, làm sao đảm bảo được trạng thái cân bằng và an toàn cho người dùng.

- Phía sau đầu có nút bấm và nút vặn, mục đích nhằm điều chỉnh đai mũ cho phù hợp với người sử dụng.

- Đối với một số hãng sản xuất, người ra còn bổ sung thêm tấm lót phía trước trán, để thấm hút mồ hôi, tránh để mồ hôi rơi xuống mắt hay mặt, gây khó chịu cho người sử dụng.

  • Phần quai mũ

- Quai mũ được làm từ vải sợi mềm mại, gắn chắc chắn vào vỏ mũ, có thể điều chỉnh độ dài một cách dễ dàng.

- Khi lựa chọn mũ bảo hộ lao động, chúng tôi khuyến cáo quý độc giả nên chọn những loại mũ bảo hộ đạt tiêu chuẩn CE EN 397 hoặc ANSI 89.1 của các nhà sản xuất uy tín như: 3M (Mỹ), Kukje (Hàn Quốc),… để tránh những tai nạn không đáng có khi sử dụng mũ kém chất lượng.

  • Phụ kiện đi kèm

- Hai bên vành mũ bảo hộ có rãnh, để lắp đặt các thiết bị bảo vệ khác như: chụp tai chống ồn bảo vệ tai, mặt nạ phòng độc, kính bảo hộ, vành che nắng,…  Tùy vào nhu cầu thực tế công việc mà người mua lựa chọn phụ kiện tương ứng. Bên cạnh đó, xung quanh vành mũ có rãnh nhỏ, để ngăn nước chảy vào cơ thể của người sử dụng.

- Bên trong vỏ mũ có thể hiện rất rõ ràng các thông số như: tháng-năm sản xuất, tiêu chuẩn sản xuất, hãng sản xuất.

  • Kích thước mũ vừa vặn

- Với nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ an toàn cho người lao động nên khi lựa chọn mũ bảo hộ cần đảm bảo kích cỡ của mũ vừa với đầu người đội. Mũ bảo hộ không được quá rộng hay quá chật mà phải ôm chặt lấy vòng đầu thì mới phát huy được tác dụng.

  1. Tuổi thọ của mũ bảo hộ:
  • Vỏ mũ có thể được bảo quản trong 4 năm kể từ ngày sản xuất.
  • Nếu mũ tiếp xúc nhiều với hóa chất, dung môi trong quá trình làm việc, mũ nên được
    thay thế không quá 3 năm.

Nói chung, không có thời hạn cố định cho thời hạn sử dụng mũ, tùy vào tình trạng sử dụng mà mũ có thể được thay thế sau 1-3 năm, nhưng không quá 3 năm kể từ ngày sử dụng, và không quá 4 năm kể từ ngày sản xuất.

Các thành phần lồng mũ có thể bị hư hỏng nhanh hơn, vì vậy nên thay thế mỗi 1-2 năm. Trong khi sử dụng, mũ bảo hộ thường không được bảo quản cẩn thận, thường bị quăng ném hoặc rơi, được sử dụng như thùng chứa đồ hoặc được treo phía sau của phương tiện giao thông.

Không có bất kỳ dấu hiệu nào cho biết mũ có thể tiếp tục được sử dụng, vì vậy người sử dụng được khuyến cáo kiểm tra thường xuyên vỏ mũ và lồng mũ nhằm phát hiện những dấu hiệu bào mòn và rách và khi không sử dụng, mũ cần được bảo quản trong khu vực mát, khô ráo.

  1. Thay thế mũ bảo hộ khi:
  • Xuất hiện các vết nứt trên vỏ mũ.
  • Bề mặt sáng bóng của mũ xuất hiện dấu hiệu xù xì hoặc mờ.
  • Vỏ mũ trở nên giòn
  • Thay thế hệ thống giảm chấn khi:
  • Hệ thống giảm chấn trở nên giòn.
  • Một hoặc nhiều điểm bị gãy.
  • Bộ phận giảm chấn không còn độ an toàn.
  • Dây đai lồng mũ bị hỏng hoặc bị bào mòn

  1. Tầm quan trọng của mũ bảo hộ
  • Bảo vệ vùng đầu khỏi rủi ro va chạm
  • Trong môi trường làm việc như công trường xây dựng hay hầm, mỏ khai thác khoáng sản thì việc có những vật bất thình lình như gạch, đá rơi xuống đầu là có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Một khi những vật liệu này rơi trực tiếp vào đầu người có thể gây nguy hiểm lớn đến não bộ, thậm chí là tử vong.
  • Vì thế, bảo vệ phần đầu bằng nón bảo hộ là phương pháp đơn giản, hiệu quả nhất cho anh em công nhân, kỹ sư.
  • Bảo vệ vùng đầu khỏi tác động thời tiết, môi trường: Khi làm việc dưới thời tiết nắng nóng hay trên công trường mưa gió, đội mũ bảo hộ là cách để bạn bảo vệ phần đầu khỏi các tác động của thời tiết.

Đó là những thông tin quan trọng 3TK muốn đưa cho quý độc giả hiểu rõ hơn về sự quan trọng của mũ bảo hộ lao động trong thời điểm hiện nay khi mà các ngành công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ. Nếu quý độc giả đang tìm kiếm địa chỉ cung cấp hàng ở đâu uy tín, chính hãng, giá thành tốt nhất thì hãy liên hệ với 3TK.

 

 

Liên hệ
Liên hệ