Rất nhiều tai nạn thương tâm xảy ra do các nguyên nhân về điện. Những nguy hiểm khi sử dụng điện có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào. Hãy cũng 3TK tìm hiểu về những mối nguy hiểm có thể xảy ra khi làm việc với môi trường điện nhé!
1. Nguy cơ điện giật
Điện giật xảy ra khi cơ thể con người trở thành chất dẫn điện, biến thành đường dẫn cho dòng điện chạy qua.
Dòng điện sẽ đi vào cơ thể và tìm đường quay trở lại mặt đất. Giống như nước, điện sẽ đi theo con đường ít điện trở nhất. Dòng điện rất có thể sẽ chạy qua mạch điện thay vì cơ thể người, trừ khi cơ thể có đường dẫn với điện trở thấp hơn. Tuy nhiên, cơ thể con người được tạo thành từ nước, xương và mô cơ, đây là một chất dẫn điện tuyệt vời.
-
Sự cố điện giật được chia làm hai nhóm:
+ Điện giật trực tiếp: Bản thân người bị giật tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện đang được sử dụng;
+ Điện giật gián tiếp (Sự rò rỉ điện): Người bị điện giật tiếp xúc với một môi trường vật chất bị nhiễm điện từ nguồn. Các môi trường vật chất này có thể là nước, kim loại, các dạng vật chất có hệ số dẫn điện cao.
Dòng điện từ nguồn sẽ đi vào các môi trường này, chạy qua cơ thể người tiếp xúc với một cường độ đủ lớn sẽ gây nên cảm giác "điện giật". Ảnh hưởng do điện giật lên mỗi người là khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường xung quanh, thể trạng mỗi người, vị trí tiếp xúc… Dòng điện đi qua tim và phổi là nghiêm trọng nhất.
-
Cường độ dòng điện ảnh hưởng đến con người :
0,5 - 3 mA: Cảm giác ngứa ran
3+: Sốc
10+: Co cơ và đau
30+: Liệt hô hấp
60+: Liệt tim (có thể gây tử vong)
Hơn 100 mA: Rung thất (thường gây tử vong)
Những ảnh hưởng này là không tốt cho sức khoẻ và trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến tử vong. Những nơi mà ta thường có nguy cơ tiếp xúc với điện nhất là nhà ở và các văn phòng làm việc, nơi sử dụng nhiều thiết bị điện. Vì vậy, việc quan tâm đến an toàn sử dụng điện trong mỗi trường hợp cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và theo các tiêu chuẩn để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Đối với tiếp xúc điện trực tiếp, nguy cơ tiếp xúc là ở các ổ cắm điện, các dây cáp điện bên trong nhà nhưng không được đặt trong ống bảo vệ hoặc lắp đặt âm tường, do các va chạm bên ngoài, ma sát hoặc nhiều nguyên nhân khác sẽ làm cho dây bị hở, dẫn đến nguy cơ giật điện cao khi tiếp xúc với cơ thể người.
2. Mối nguy hiểm của tia hồ quang điện và vụ nổ hồ quang điện
Hồ quang điện là sự phóng năng lượng của ánh sáng và nhiệt hình thành khi xảy ra sự cố trong mạch điện. Hồ quang dẫn đến một lượng năng lượng khổng lồ được giải phóng khi dòng điện chạy qua không khí bị ion hóa.
Vụ nổ hồ quang, tách biệt với tia hồ quang điện, là sóng xung kích siêu thanh được tạo ra khi hồ quang không được kiểm soát làm bốc hơi các dây dẫn kim loại.
-
Có tới 80% tất cả các thương tích về điện là bỏng do hồ quang điện và quần áo dễ cháy.
-
Nhiệt độ hồ quang có thể đạt tới 35.000°F - nóng hơn bốn lần so với bề mặt của mặt trời.
-
Bỏng gây tử vong có thể xảy ra ở khoảng cách trên 10 ft.
-
Hơn 2000 người được nhận vào các trung tâm bỏng mỗi năm vì bỏng điện nghiêm trọng.
-
Độ sâu bỏng là thước đo mức độ nghiêm trọng
Cấp độ 1: Da trở nên đỏ, không phồng rộp
Cấp độ 2: Da phồng rộp, biểu bì bị tổn thương, ~100µ
Cấp độ 3: Toàn bộ độ dày bị phá hủy (Bermis)
+ Da không thể tái tạo
+ Độ sâu chấn thương ~1.000µ
+ Các dạng mô sẹo
Cấp độ 4: Cơ và Xương bị hủy hoại: Điện có thể truyền qua cơ thể người và gây ra hiện tượng bỏng điện (bỏng da xảy ra khi điện tiếp xúc với người). Khi điều này xảy ra, điện có thẻ làm hỏng các mô và cơ quan.
Dưới đây là một số vết thương do bỏng